Tôm cá trúng giá, nông dân không có hàng bán
Giấc ngủ rất cần thiết cho sức khỏe và tinh thần; ngủ kém, như đi ngủ quá muộn hoặc ngủ không đủ giấc, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả việc kiểm soát lượng đường trong máu.Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Luqi Shen, Phòng thí nghiệm khoa học sự sống và y sinh học Westlake, Hàng Châu và thạc sĩ Bang-yan Li, Trường Y tế Công cộng, Đại học Tôn Dật Tiên, Quảng Châu (Trung Quốc), dẫn đầu, đã tìm hiểu xem thời điểm đi ngủ và thời gian ngủ ảnh hưởng như thế nào đến việc kiểm soát lượng đường trong máu ở người trung niên và cao tuổi. Họ cũng kiểm tra xem đi ngủ muộn và thời gian ngủ ít có tác hại đến mức đường huyết hay không.Những người tham gia có độ tuổi từ 46 - 83, với độ tuổi trung bình là 63 và được đeo thiết bị để đo chỉ số glucose liên tục trong 14 ngày. Các tác giả đã sử dụng dữ liệu này để tính toán các số liệu kiểm soát glucose, bao gồm các biến động về lượng đường trong máu (biến động đường huyết), tỷ lệ thời gian lượng đường trong máu được duy trì trong phạm vi bình thường từ 3,9-10 mmol/L (thời gian trong phạm vi) và mức glucose trung bình hằng ngày.Họ cũng thu thập dữ liệu về thời điểm đi ngủ và thời gian ngủ của người tham gia. Trong số 2.345 người tham gia, có 1.156 người được phân tích thời gian ngủ và 1.109 người được phân tích thời điểm đi ngủ.Tùy vào kiểu ngủ mà những người tham gia được chia thành 6 nhóm, gồm 4 nhóm dựa trên thời gian ngủ, như sau: Nhóm ngủ đủ giấc: 8 - 8,4 giờ mỗi đêm. Ngủ không đủ giấc nhẹ: 6,8 - 7,2 giờ mỗi đêm. Ngủ không đủ giấc vừa phải: 5,5 - 6 giờ mỗi đêm.Ngủ không đủ giấc nghiêm trọng: 4,1 - 4,7 giờ mỗi đêm. Và 2 nhóm dựa trên thời điểm đi ngủ: Ngủ sớm liên tục và ngủ muộn liên tục.Kết quả đã phát hiện như sau:Các nhà nghiên cứu nhận thấy người thiếu ngủ nghiêm trọng (4,1 - 4,7 giờ mỗi đêm) có hệ số biến động đường huyết cao nhất và các chỉ số chênh lệch đường huyết cũng lớn hơn, với thời gian đường huyết duy trì trong phạm vi bình thường giảm 3,11%, theo trang tin y khoa News Medical.Thậm chí, thiếu ngủ nhẹ cũng gây biến động nhỏ trong đường huyết và các chỉ số chênh lệch đường huyết.Như vậy, ngủ đủ giấc (8 - 8,4 giờ mỗi đêm) là tốt nhất để ổn định đường huyết.Về thời điểm đi ngủ, Những người ngủ muộn cũng có sự biến động đường huyết cao hơn. Đáng chú ý, những người đã ngủ muộn mà còn ngủ ít sẽ có sự biến động đường huyết tệ nhất, với hệ số biến động cao nhất, các chỉ số chênh lệch đường huyết cũng lớn nhất. Điều này làm nổi bật vai trò của nhịp sinh học đối với sức khỏe chuyển hóa.Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng muốn lượng đường trong máu ổn định để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hãy đi ngủ sớm hơn và ngủ lâu hơn, theo News Medical.Tuy nhiên, họ cũng cho biết cần nghiên cứu thêm để xác nhận kết quả ở những nhóm dân số trẻ hơn hoặc đa dạng hơn.Sao phim 'Triệu phú ổ chuột' Dev Patel hóa thân thành 'John Wick Ấn Độ'
Sáng 25.2, Thành ủy, UBND, HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 – 27.2.2025) và đón nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp nhà nước của ngành y tế TP.HCM.Buổi lễ có sự tham gia của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cùng các nguyên lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM. Buổi lễ còn có lãnh đạo, các y bác sĩ đã và đang làm việc tại các bệnh viện ở TP.HCM.Tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ thầy thuốc, đặc biệt là các giáo sư, bác sĩ cao niên đã có nhiều công lao, cống hiến cho ngành y tế thành phố và nước nhà.Theo ông Nguyễn Văn Nên, từ khi đất nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới, ngành y tế TP.HCM đã vươn lên mạnh mẽ, xây dựng mạng lưới y tế hiện đại, trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn của cả nước. Đội ngũ nhân lực y tế phát triển vượt trội, làm chủ các kỹ thuật chuyên sâu, tiếp cận trình độ y tế tiên tiến thế giới. “Để có được những thành tựu to lớn này, chúng tôi ghi ơn sự cống hiến của biết bao thế hệ thầy thuốc. Đặc biệt là trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 cam go và khốc liệt. Khi đội ngũ y tế đã cùng toàn hệ thống chính trị và nhân dân thành phố kiên cường, dũng cảm vượt qua đại dịch bằng tinh thần đoàn kết và nỗ lực phi thường”, Bí thư Thành ủy TP.HCM phát biểu. Trong chiến lược phát triển của TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030, ông Nguyễn Văn Nên khẳng định việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân phải được đặt lên hàng đầu. Để thực hiện chiến lược này, ông đề nghị ngành y tế cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng y tế thông minh. Đồng thời, cải cách hành chính, phát triển cả các cơ sở chuyên sâu lẫn cơ sở y tế cơ bản, và chủ động ứng phó với các loại dịch bệnh.Tại buổi lễ, với những đóng góp to lớn của ngành y tế TP.HCM trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, Sở Y tế TP.HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất. Ngoài ra, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cũng vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất, Bệnh viện Q.Bình Thạnh đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì… Dịp này, 4 lãnh đạo trong Ban giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận Huân chương Lao động. PGS-BS Tăng Chí Thượng nhận Huân chương Lao động hạng nhì, PGS-BS Nguyễn Anh Dũng nhận Huân chương Lao động hạng nhì, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu nhận Huân chương Lao động hạng ba, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam nhận Huân chương Lao động hạng ba, TS-BS Lê Trường Giang nhận Huân chương Lao động hạng ba.Tại buổi lễ cũng trao danh hiệu thầy thuốc nhân dân cho 6 bác sĩ, danh hiệu thầy thuốc ưu tú cho 94 bác sĩ.
Thành ủy Hà Nội chỉ định nhân sự 2 đảng bộ mới sau sắp xếp
“Làm đêm mệt lắm, khách vào thì bán hàng, thanh toán, lúc vắng khách phải tranh thủ sắp xếp, kiểm kê, rà soát hạn sử dụng hàng hóa, quản lý hàng tồn. Mình phải làm việc liên tục. 6 giờ, mình trở về ký túc xá để vệ sinh cá nhân, thay quần áo và lên giảng đường luôn. Lúc đầu chưa quen với nhịp làm việc nên mình luôn cảm thấy mệt mỏi, thậm chí có hôm ngủ gật trong giờ học”.
Bộ GTVT đang xây dựng để trình Chính phủ ban hành nghị quyết chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiệm vụ với các mốc thời gian hoàn thành cụ thể, phấn đấu khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2027.Trong 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt được Quốc hội cho phép áp dụng để triển khai dự án, một số chính sách quan trọng cần được quy định chi tiết và hướng dẫn để có đủ cơ sở, hành lang pháp lý triển khai thực hiện. Bộ GTVT sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu; thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật và chuẩn bị nguồn vật liệu để đủ điều kiện khởi công dự án vào cuối năm 2027.Trong đó, Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các công việc chính với các mốc tiến độ từ năm 2025, tổ chức lựa chọn các nhà thầu tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các công việc liên quan. Trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu khả thi trong quý 4/2026.Hội đồng thẩm định Nhà nước tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cuối quý 1/2027.Từ năm 2025, các địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, di dời công trình đường điện bị ảnh hưởng bởi dự án, cơ bản hoàn thành trong năm 2027 để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng.Bộ GTVT sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu giai đoạn thực hiện dự án, ký kết hợp đồng và đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng trong quý 4/2027.Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có quy mô, nhu cầu nguồn lực về vốn và tài nguyên rất lớn. Dự án dài khoảng 1.541 km, đi qua 20 tỉnh, thành phố, với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM). Nguồn vốn dự kiến 67,3 tỉ USD, tiến độ phấn đấu hoàn thành vào 2030.Theo Bộ GTVT, đây là dự án đường sắt tốc độ cao đầu tiên triển khai tại Việt Nam trong điều kiện, bối cảnh nguồn nhân lực, trình độ phát triển công nghiệp đường sắt trong nước chưa cao. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan để triển khai thực hiện dự án còn chưa đầy đủ. Các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt được Quốc hội cho phép thực hiện dự án liên quan đến lĩnh vực quản lý của nhiều bộ, ngành, địa phương, có ảnh hưởng lớn đến tiến độ và các yêu cầu để triển khai thực hiện dự án.
Hari Won đòi 'phá luật' trong 'Nhanh như chớp' vì S.T Sơn Thạch
Sau khi đội tuyển Việt Nam giành lại ngôi vô địch AFF Cup từ tay đội tuyển Thái Lan, người hâm mộ bóng đá trong nước ắt hẳn rất mong mỏi đội tuyển U.23 quốc gia giành lại ngôi vô địch nội dung bóng đá nam SEA Games từ tay Indonesia. Bên cạnh đó, chúng ta phải tiếp tục thành công ở vòng loại Asian Cup 2027, phải đứng đầu bảng D vòng loại thứ 3 (gồm các đội Việt Nam, Lào, Nepal và Malaysia), qua đó giành vé vào vòng chung kết (VCK) giải vô địch bóng đá châu Á năm 2027.Để thành công với cả 2 đội tuyển quốc gia và U.23 quốc gia, ở 2 giải đấu khác nhau, HLV Kim Sang-sik phải tính toán rất kỹ. Ông phải xây dựng lực lượng vừa có tính cạnh tranh cao, vừa mang tính kế thừa. Đội hình mang tính kế thừa này sẽ được HLV Kim Sang-sik áp dụng ngay tại vòng loại Asian Cup 2027 sắp tới đây (bắt đầu từ ngày 25.3).Ví dụ như trong các trận đấu với các đội yếu hơn chúng ta như Lào và Nepal, HLV Kim Sang-sik sẽ trao cơ hội cho nhiều cầu thủ trong lứa tuổi 23 được thử sức. Việc làm này có thể vừa giúp cầu thủ trong lứa tuổi 23 tăng cường bản lĩnh và kinh nghiệm, nhờ được thi đấu bên cạnh các đàn anh ở đội tuyển quốc gia, vừa giúp ông Kim Sang-sik đánh giá đầy đủ hơn về năng lực của các cầu thủ trẻ, chuẩn bị cho SEA Games.Ngược lại, trong các trận đấu với đối thủ chính của chúng ta tại bảng D vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, gặp Malaysia, HLV Kim Sang-sik sẽ ưu tiên cho các cầu thủ trụ cột, sử dụng lực lượng mạnh nhất của bóng đá Việt Nam để đối đầu với đối thủ mạnh nhất. Trong các trận đấu trước các đối thủ mạnh, mang tính chất quyết định tấm vé dự giải châu Á, chỉ có các cầu thủ giàu bản lĩnh, giàu kinh nghiệm mới chống chịu được sức ép từ đối phương, từ khán giả. Những cầu thủ giàu bản lĩnh sẽ biết cách vượt qua những thời điểm khó khăn nhất, khi bị đối thủ dồn vào thế khó.Đối thủ khác nhau, tính chất trận đấu khác nhau, có thể HLV Kim Sang-sik sẽ sử dụng lực lượng khác nhau, sao cho bóng đá Việt Nam vừa đảm bảo việc hoàn thành mục tiêu vượt qua vòng loại Asian Cup, vừa có thể rèn luyện cho các cầu thủ trong lứa tuổi 23, hướng về SEA Games.Về khung thời gian, các mốc thời gian tại vòng loại Asian Cup 2027 cũng đang ủng hộ bóng đá Việt Nam trong năm 2025. Ví dụ như các trận đấu với đối thủ chính Malaysia sẽ diễn ra vào tháng 6.2025 và tháng 3.2026, tức cách xa khung thời gian diễn ra SEA Games (từ ngày 7 – 19.12.2025). Đấy là khoảng thời gian mà đội tuyển quốc gia không nhất phải thử nghiệm các cầu thủ trẻ. Ngược lại, các trận đấu gặp đội tuyển Nepal (14.10) và Lào (18.11) tại vòng loại Asian Cup 2027, lại gần với khung thời gian diễn ra SEA Games. Tức là, nếu HLV Kim Sang-sik sử dụng nhiều cầu thủ trong lứa tuổi 23, trong sắc áo đội tuyển quốc gia ở các trận gặp Nepal và Lào tại vòng loại Asian Cup vào tháng 10 và tháng 11, cũng chính là cách ông Kim rèn luyện cho các cầu thủ trẻ ngay trước chiến dịch SEA Games. Điều tiếp theo, khung thời gian này thuận lợi ở điểm, VFF và VPF dễ sắp lịch thi đấu tại V-League. Đặt trường hợp giải đấu này tạm dừng từ thời điểm giữa tháng 11, các CLB trong nước cũng sẽ ít phản ứng, vì đằng nào giải đấu cũng phải tạm dừng cho đội tuyển quốc gia thi đấu trong khung thời gian FIFA Days (trận gặp Lào ngày 18.11 tại vòng loại Asian Cup sẽ được tính là FIFA Days). Khi đó, đội tuyển U.23 Việt Nam cũng có thể tranh thủ thời gian nói trên gom quân đi tập huấn, chuẩn bị luôn cho SEA Games, rồi hướng về đại hội thể thao Đông Nam Á sẽ khai mạc đầu tháng 12.